Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

Sự không tự tin ảnh hưởng gì đến giọng hát của bạn?


Khi hồi hộp, tim bạn đập nhanh hơn, nhịp thở cũng trở nên nhanh và nông hơn. Vì vậy bạn dễ bị hụt hơi hoặc lấy hơi không đủ khi hát.

Ngoài ra, khi quá hồi hộp bạn sẽ dễ bị run,các cơ bụng, cơ hầu họng,…thường co cứng làm ảnh hưởng đến cả chất giọng và sự biểu diễn trước khán giả.

 

Làm gì để tự tin hơn?

- Nếu được chọn tác phẩm trước khi hát: nên chọn những tác phẩm vừa sức với mình, từ dễ đến khó.

- Hát với tinh thần học hỏi: Giọng của ai cũng có những điểm mạnh, điểm yếu nhất định. Các giáo viên luôn muốn hiểu rõ giọng hát của bạn hơn để có hướng luyện tập phù hợp nhất. Vì vậy bạn cứ mạnh dạn hát, giáo viên sẽ tận tình hướng dẫn bạn sửa chữa những lỗi sai của mình.

- Đừng cố rập khuôn theo người khác: Nhiều người cảm thấy cần phải cố gắng hát cho giống một ai đó, đôi lúc chỉ vì không đủ tự tin để lôi cuốn sự chú ý khán giả. Nhưng mỗi người có một giọng hát và một hướng phát triển riêng. Cũng như cây cỏ không thể cao lớn như cây đại thụ được, nhưng bù lại nó rất mềm mại và nên thơ. Giọng của bạn cũng vậy, có những ưu điểm riêng đang chờ bạn chăm chút, hoàn thiện và phát triển nó. Vì vậy, hãy tập trung vào giọng hát của mình, lắng nghe và hiểu nó hơn.

- Tất nhiên, bên cạnh đó, bạn vẫn kiên trì luyện thanh để quen với các kĩ thuật. Khi đã quen và thuần thục việc xử lý ca khúc thì dù bị run bạn vẫn sẽ có phản xạ tốt.

- Luyện tập trước gương: Chọn một tư thế bạn cảm thấy thoải mái nhất, tự tin nhất, sau đó nhắm mắt lại và tưởng tượng cảnh bạn đang đứng trước lớp và đang hát một cách trơn tru và hoàn hảo.

- Tạo mối quan hệ gần gũi hơn với Giáo viên và các thành viên trong lớp: Người ta thường run hơn khi đứng trước người lạ. Khi bạn đã cảm thấy gần gũi hơn với các thành viên khác, bạn sẽ dễ hòa nhập và cảm thấy thoải mái hơn.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét